Ba Kích là loại cây khá quen thuộc với nhiều người, bởi đây là loại là cây mọc hoang ở một số nơi thuộc rừng núi phía Bắc nước ta như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên,…Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết rõ Công dụng của củ Ba Kích và cách sử dụng như thế nào. Để hiểu rõ hãy tham khảo bài viết dưới đây của Đông trùng hạ thảo.

Tổng quan về cây Ba Kích
Ba Kích thuộc họ dây leo, thân non có màu tím, cụm hoa mọc thành tán ở đầu cành. Quả Ba Kích có dạng hình cầu, khi chín có màu đỏ. Củ Ba Kích thường có nhiều công năng nhất và được nhiều người tìm mua.
Sau khi thu hoạch củ cây cần được chế biến sơ bộ, rửa sạch, phơi khô se, đập nhẹ cho bẹp, bỏ lõi, rồi cắt thành đoạn 3 – 5 cm, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng tùy theo yêu cầu, có thể tiến hành chích rượu, chích muối ăn, chích cam thảo.
Công dụng của củ Ba Kích đối với sức khỏe
Trong Đông y, củ Ba Kích có nhiều lợi ích, trong đó có thể kể đến: Chủ phong tà khí, tăng chí, ích khí; Hạ khí, ích tinh; Khứ phong, bổ huyết hải; Bổ thận, ích tinh, tán phong thấp; Cường âm, hạ khí, hóa đờm; Bổ thận, tráng dương, cường cân cốt; Hỗ trợ điều trị liệt dương, thủy nhũng; Hỗ trợ điều trị ngũ lao, phong khí, cước khí; Hỗ trợ điều trị ho suyễn, chóng mặt, tiêu chảy, kém ăn; Hỗ trợ điều trị thận hư, lưng gối tê mỏi, liệt dương, suy nhược thần kinh, mất ngủ.

Trong y học hiện đại Hàm lượng dược chất trong ba kích mang tới tác dụng hỗ trợ chữa bệnh tuyệt vời: Tăng cường sức khỏe; Tăng sức đề kháng; Chống viêm; Cân bằng nội tiết; Điều hòa huyết áp, ổn định chính khí; Giảm huyết áp, tăng cường tuần hoàn máu não
Đối tượng không nên sử dụng củ Ba Kích
Mặc dù ba kích có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng đây không phải là loại dược liệu có thể dùng cho mọi đối tượng. Theo đó, Củ Ba Kích không phù hợp :
- Những người mắc bệnh khó xuất tinh hay tinh trùng yếu,
- Người có tiền sử bệnh tim mạch, người bị xơ gan, viêm thận mạn, người bị bệnh về đường tiêu hóa và bệnh về mắt, người già…
- Người có bệnh lý huyết áp thấp. Vì ba kích là vị thuốc có tác dụng hạ huyết áp, nên nếu tự ý dùng và dùng vô tội vạ thì có thể gây tai biến do tụt huyết áp đột ngột.
- Trẻ em, phụ nữ có thai, người cho con bú
- Người bị tiểu buốt, khó tiểu
- Những người chuẩn bị phẫu thuật.
Củ ba kích được xem là “con dao hai lưỡi”. Nếu muốn tận dụng tác dụng của loại rượu này để cường dương hay bồi bổ sức khỏe, bạn cần có được sự hướng dẫn chi tiết của thầy thuốc hoặc bác sĩ y học cổ truyền.
Nhận biết ba kích khô Việt Nam, ba kích khô Trung Quốc
Do nhu cầu người dùng lớn, thị trường diệp liễu thảo ngày một sôi động, kéo theo đó là hàng giả hàng nhái xuất hiện trên thị trường ngày càng nhiều. Những đặc điểm dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt ba kích Trung Quốc và ba kích Việt Nam.
Ba kích khô Trung Quốc
- Hình thức: Bắt mắt, thường không bị vỡ hay bị nứt do công nghệ rút lõi tinh vi.
- Chất lượng: Mặc dù nhìn hình thức đẹp, củ tròn xoe nhưng do bị hấp nhũn nên đã bị mất sạch các dưỡng chất.
- Thường người Trung Quốc họ lấy gần hết dược chất để làm cao lỏng, còn phần bã sẽ phơi khô rồi bán sang Việt Nam với giá rẻ mạt.
Ba kích khô Việt Nam
Ba kích tại Việt Nam chuẩn sẽ được bóc bằng tay vì vậy mẫu mã không được đẹp.
- Hình thức: Thường dây diệp liễu thảo sẽ có những mảnh vụn và khe nứt.
- Chất lượng: Giữ được trọn vẹn những tinh túy của cây diệp liễu thảo.
Xem thêm: