Theo y học cổ truyền Việt Nam, Nhân Sâm được mệnh danh là dược liệu đứng đầu trong Tứ đại danh dược bởi sự hiếm có và chức năng tuyệt vời. Là một loại dược liệu quý như vậy, tuy nhiên rất nhiều người vẫn chưa biết Công dụng của Nhân Sâm. Để hiểu rõ thêm về Nhân Sâm, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây!
Khái niệm và phân loại Nhân sâm
Nhân sâm (tên khoa học là Panax gingseng) là loại cây khó trồng, sống lâu năm, rễ mọc thành củ to. Nhân Sâm thường sinh trưởng và phát triển ở các sườn núi với độ cao từ 500m đến 1.100m tại một số quốc gia như: Triều Tiên, Hàn Quốc,…

Theo phương pháp chế biến, Nhân Sâm có thể thành 3 loại sau:
- Hồng sâm: Sâm tươi không bỏ vỏ đem hấp với hơi nước rồi đem phơi khô. Qua quá trình hấp bằng hơi nước, chất màu nâu không enzyme xuất hiện và các hoạt tính sinh học được hình thành. Thời hạn sử dụng của hồng sâm là 10 năm .
- Bạch sâm: Sâm tươi phơi khô sau khi bóc vỏ hoặc để nguyên. Sau khi phơi Sâm có màu trắng như sữa. Thời hạn sử dụng của bạch sâm là 3 năm.
- Sâm Thái cực: Sâm tươi được ngâm sơ trong nước nóng rồi phơi khô. Sau khi phơi khô, Nhân Sâm có màu vàng nhạt hay màu nâu vàng nhạt. Trên bề mặt cắt có màu nâu sáng nhưng phần giữa lại có màu sáng. Thời hạn sử dụng của Sâm Thái Cực là 10 năm.

Tìm hiểu công dụng của nhân sâm đối với sức khỏe
Cải thiện trí nhớ não bộ
Nhân sâm có 2 thành phần nổi bật là Ginsenosides và hợp chất K. Thành phần này giúp bảo vệ tế bào não, xoa dịu thần kinh, cải thiện trí nhớ não bộ. Đây là 1 trong những công dụng của Nhân Sâm có thể thấy rõ nhất. Không những thế, Nhân Sâm còn có tác dụng tích cực trong việc cải thiện hành vi và nhận thức của người bị Alzheimer.
Chống oxy hóa, giảm viêm
Như đã chia sẻ ở trên, Chiết xuất nhân sâm chứa Ginsenoside. Hoạt chất này không chỉ giúp cải thiện não bộ mà con có tác dụng chống Oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của gốc tự to trong các tế bào, ức chế phản ứng viêm trong cơ thể.
Giảm đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Giống như Nấm Chago, giảm đường huyết, hỗ trợ trị bệnh tiểu đường cũng là một trong những công dụng của Nhân Sâm.
Hoạt chất Ginsenosides trong Nhân Sâm tác động đến việc sản xuất Insulin ở tuyến tụy, từ đó giúp hạ đường huyết, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu cho người bị tiểu đường
Tăng cường hệ miễn dịch
Sâm giúp cải thiện hệ miễn dịch cho người bị ung thư dạ dày sau hóa trị, giảm tác dụng phụ của hóa chất. Ngoài ra, chiết xuất của nó còn giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả của các loại vắc xin ngừa virus cúm.
Ngăn ngừa ung thư
Ginsenosides trong sâm có tác dụng chống oxy hóa, duy trì sự khỏe mạnh của tế bào. Đồng thời nó còn ngăn chặn sự phát triển của các tế bào bất thường, phòng ngừa ung thư. Công dụng này của Nhân Sâm khiến nó trở thành loại dược liệu quý với giá thành cao.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Các thành phần trong nhân sâm có khả năng xoa dịu trạng thái căng thẳng thần kinh, giảm mệt mỏi. Qua đó hỗ trợ điều trị mất ngủ, làm cho giấc ngủ của bạn được cải thiện hơn.
Chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ
Sử dụng trong thời gian dài giúp làm chậm tiến trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Đây là công dụng của Nhân Sâm mà các chị em phụ nữ tìm kiếm. Đó cũng là lý do vì sao trong một số loại thuốc phục hồi chức năng của phụ nữ thì Nhân Sâm luôn luôn có mặt. Tuy nhiên phải sử dụng với lượng phù hợp và dùng sản phẩm đảm bảo về chất lượng.
Công dụng của sâm với da
Trong thành phần của sâm có từ 10 – 35 hoạt chất saponin. Đây là dưỡng chất chính và đặc biệt quan trọng trong quá trình tái tạo tế bào máu và bổ sung oxy. Dưỡng chất này giúp máu lưu thông và làn da sẽ trở nên hồng hào, căng bóng, tràn đầy sức sống. Đồng thời nó còn thúc đẩy sản sinh collagen tái tạo tế bào da, lấp đầy các nếp nhăn, phục hồi lại làn da tổn thương do tác động từ môi trường bên ngoài.
Đối tượng nào không nên sử dụng nhân sâm?
Tuy là dược liệu bổ nhưng sâm gây độc nếu không dùng đúng người. Những người không nên sử dụng sâm là:
- Người thường xuyên bị đau bụng, đầy chướng, căng tức, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy
- Người bị nôn mửa, trào ngược, tăng huyết áp
- Người bị bệnh tự miễn như bệnh Lupus ban đỏ, viêm khớp loại phong thấp, cứng bì…
- Phụ nữ trước ngày sinh.
- Người bị cảm lạnh, phát sốt.
- Người có vấn đề về viêm gan, mật, dạ dày, ruột cấp tính.
- Những người bị giãn phế quản, lao phổi, ho ra máu
- Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị kích dục sớm
Xem thêm